Giỏ hàng của bạn

[SOI GIÀY CẦU THỦ]NIKE FLYKNIT VÀ CUỘC CÁCH MẠNG TRONG THIẾT KẾ GIÀY ĐÁ BÓNG

Tháng 2 tới đây sẽ là kỉ niệm tròn 9 năm ngày ra mắt Flyknit Racer, đôi giày chạy đầu tiên được áp dụng Flyknit, một trong những công nghệ thành công nhất của Nike. Ngày nay, ngoài chạy bộ, Flyknit được áp dụng rộng rãi cho rất nhiều mẫu giày, phục vụ các môn thể thao khác nhau, trong đó có đá bóng. Vậy lịch sử phát triển của công nghệ này như thế nào và có những điều gì thú vị đằng sau nó, hãy tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển, tháng 2 năm 2012, Nike đã phát hành mẫu giày Flyknit Racer, bắt đầu cho một cuộc cách mạng trong thiết kế giày thể thao. Ý tưởng nghiên cứu mẫu giày này bắt nguồn từ phản hồi của những khách hàng chạy bộ thông thường. Họ muốn một đôi giày chạy nhẹ và vừa vặn với bàn chân như những chiếc tất. Tuy nhiên, nếu sử dụng công nghệ đan tất truyền thống để sản xuất phần upper thì đôi giày lại không đủ độ chắc chắn và độ bền cần thiết. Từ đó, những chuyên gia của Nike đã bắt tay vào nghiên cứu các đặc tính vi mô của vật liệu dẻo với mục đích tìm ra phương pháp đan sợi mới, bền và chắc chắn hơn. Với kinh nghiệm hơn 40 năm làm việc với các vận động viên hàng đầu, Nike cuối cùng cũng tinh chỉnh và sản xuất thành công vật liệu đan mà họ mong muốn, làm hài lòng ngay cả những khách hàng khó tính nhất.

 

 

Tháng 3 năm 2014, lần đầu tiên Nike áp dụng công nghệ Flyknit cho giày đá bóng. Magista Obra trở thành mẫu giày đá bóng đầu tiên có cổ giày cao hơn mắt cá chân. Sợi dệt Flyknit siêu mỏng giúp giảm khoảng cách từ bề mặt bàn chân đến trái bóng, tăng cường cảm giác và kiểm soát bóng cho các cầu thủ. Magista ra đời cùng với sự thử nghiệm và đóng góp ý kiến của những playmaker hàng đầu thế giới, một trong số đó là Andres Iniesta. Nếu các bạn còn nhớ, trong trận chung kết của FIFA World Cup 2014, Mario Gotze cùng với một đôi Magista Obra đã tạo nên bàn thắng quan trọng nhất của giải đấu, đưa đội tuyển Đức đến với chức vô địch thế giới lần thứ 4 trong lịch sử.

 

 

Flyknit đã thay đổi định nghĩa về phương pháp sản xuất một đôi giày. Ở phương pháp sản xuất truyền thống, các bộ phận của đôi giày được cắt ra từ các miếng vật liệu lớn, sau đó được khâu lại từng phần với nhau. Phần vật liệu dư thừa không đủ để sử dụng sẽ được vứt bỏ và trở nên lãng phí. Với Flyknit, đôi giày được dệt thành trực tiếp từ các máy đan, do đó, sẽ không có một mảnh vật liệu nào trở nên dư thừa. Theo thống kê từ năm 2012 đến năm 2016, Flyknit đã giúp giảm bớt gần 1.6 triệu kilograms vật liệu thừa. Lượng vật liệu này tương đương với cân nặng của 2.5 triệu quả bóng rổ và nếu trải dài ra thì nó có độ dài khoảng 650 km, gần bằng quãng đường từ Hà Nội đến cố đô Huế.

 

 

Bài phân tích được thực hiện bởi SOI GIÀY CẦU THỦ.

Xem thêm tại Fanpage tạp chí: https://www.facebook.com/soigiaycauthu

Facebook Instagram Tiktok Youtube Top